SUỐI NGUỒN 4

Vị nhân sinh là học thuyết đòi hỏi con người phải sống vì người khác và đặt những người khác lên trên bản thân mình.

Không ai có thể sống vì người khác. 1 người không thể chia sẻ linh hồn anh ta, cũng giống như anh ta không thể chia sẻ thể xác của anh ta. Nhưng những kẻ sống thứ sinh đã lợi dụng chủ nghĩa vị nhân sinh như 1 thứ vũ khí để lợi dụng và đảo ngược lại những nguyên tắc đạo đức cơ bản của loài người. Loài người đã được dậy dỗ tất cả những giới luật để phá huỷ người sáng tạo. Loài người đã được dậy dỗ rằng phụ thuộc lẫn nhau chính là 1 đức hạnh.

1 người cố gắng sống vì người khác là 1 người luôn lệ thuộc. Anh ta là 1 kẻ ăn bám trong động cơ của mình, và anh ta cũng biến những người mà anh ta phục vụ thành những kẻ ăn bám. Mối quan hệ này chẳng tạo ra cái gì khác ngoài sự suy đồi cho cả 2 bên.Cái gần nhất với quan hệ này trong thực tế chính là chế độ nô lệ. chế độ nô lệ về mặt thể xác là đáng ghê tởm, thì nô lệ về tinh thần còn ghê tởm đến mức nào? Kẻ bị buộc làm nô lệ vẫn còn có chút danh dự. Vì anh ta còn dám chống lại chế độ nô lệ và coi nó là xấu xa. Còn những người tự biến bản thân thành nô lệ nhân danh tình yêu thương – họ là những sinh vật thấp hèn. Họ đã hạ thấp phẩm giá con người và hạ thấp khái niệm tình yêu thương. Thế mà đây chính là cốt lỗi của chủ nghĩa vị nhân sinh.

 

howard roark

Loài người đã được dạy dỗ rằng đức tính tốt đẹp nhất không phải là đạt được 1 cái gì đó mà là cho đi 1 cái gì đó. Nhưng 1 người không thể cho đi những gì mà anh ta không tạo ra. Đầu tiên phải có sáng tạo, sau đó mới phân phối, nếu không thì chẳng có gì để phân phối cả. Phải có người sáng tạo trước khi có những người hưởng lợi từ sự sáng tạo. Thế mà chúng ta lại được dạy dỗ để ngưỡng mộ những kẻ sống thứ sinh – những kẻ phân phát những món quà mà họ không tạo ra; chúng ta được dạy để xếp họ lên trên những người đã sản sinh ra những món quà đó. Chúng ta ca ngợi công việc từ thiện. Nhưng chúng ta lại nhún vai coi khinh những nỗ lực để thành công.

Loài người đã được dạy dỗ rằng mối quan tâm đầu tiên của họ là giúp cho người khác bớt khổ đau. Nhưng khổ đau là 1 căn bệnh. Chỉ khi có người bị bệnh thì mới cần có người đến để giúp giảm bớt sự đau đớn. Còn nếu chúng ta biến việc giảm khổ đau thành phép thử lớn nhất của đức hạnh thì chúng ta đã biến khổ đau thành 1 thứ quan trọng nhất trong cuộc sống. Do vậy người ta sẽ mong muốn được nhìn thấy những người khác đau khổ – để người ta có thể trở thành người đức hạnh. Đó chính là bản chất của chủ nghĩa vị nhân sinh. Trong khi đó, người sáng tạo không quan tâm đến bệnh tật, họ quan tâm đến cuộc sống. Nhưng công việc của người sáng tạo lại giúp loại bỏ hết bệnh này đến bệnh khác, cả bệnh tật của thể xác lẫn bệnh tật của tâm hồn. Thành quả của họ giúp giảm nhẹ khổ đau nhiều hơn bất cứ 1 người theo chủ nghĩa vị nhân sinh nào có thể làm.

Loài người đã được dạy dỗ rằng đồng tình với người khác là 1 đức hạnh. Nhưng người sáng tạo lại luôn bất đồng. Loài người đã được dạy dỗ rằng bơi theo dòng nước là 1 đức hạnh. Nhưng người sáng tạo luôn bơi ngược dòng. Loài người đã được dạy dỗ rằng đứng tụ tập bên nhau là 1 đức hạnh. Nhưng người sáng tạo lại luôn là người đứng 1 mình.

 

1-minh

Loài người đã được dạy dỗ rằng cái tôi đồng nghĩa với sự xấu xa, và việc không-có-cái-tôi là đức hạnh lý tưởng. Nhưng người sáng tạo là người vị kỷ theo nghĩa tuyệt đối, còn người không có cái tôi là kẻ không tư duy, không cảm nhận, không đánh giá và không hành động. Bởi vì tư duy, cảm nhận,đánh giá và hành động là những chức năng của cái tôi.

Đây là chỗ mà sự đánh tráo khái niệm này có tác hại khủng khiếp nhất. Sự đánh tráo này đưa con người đến chỗ không có lựa chọn – và không có tự do. Thay vì 2 thái thực tốt và xấu, chúng ta chỉ còn 2 khái niệm: vị kỷ hay vị nhân sinh. Sự vị kỷ bị coi là hy sinh những người khác cho bản thân mình. Còn vị nhân sinh trở thành hy sinh thân mình vì những người khác. Điều này đã vĩnh viễn trói 1 người vào những người khác và khiến cho anh ta không còn lựa chọn nào khác ngoài sự đau khổ: sự đau khổ mà anh ta phải mang vác để thoả mãn người khác và sự đau khổ mà anh ta gây ra cho người khác để thoả mãn bản thân anh ta. Đến khi người ta thêm vào 1điều khoản – rằng con người phải tìm kiếm niềm vui trong việc hy sinh bản thân thì cái bẫy đã hoàn toàn sập xuống. Con người bị ép phải coi khổ dâm là lý tưởng– vì nếu không, họ chỉ còn 1 lựa chọn là bạo dâm. Đây là vụ lừa đảo lớn nhất mà loài người đã thực hiện.

 

Đây chính là công cụ mà theo đó sự phụ thuộc và khổ đau được duy trì như nền tảng của sự sống.

Sự lựa chọn mà chúng ta phải có không phải là giữa sự hy sinh bản thân và hy sinh người khác. Sự lựa chọn phải là giữa sống độc lập và sống lệ thuộc. Giữa nguyên tắc sống của người sáng tạo với nguyên tắc sống của những kẻ thứ sinh. Đây chính là vấn đề cơ bản. Nó là lựa chọn giữa sống và chết. Nguyên tắc sống của người sáng tạo được xây dựng trên những nhu cầu của 1 bộ óc biết tư duy và do đó giúp con người tồn tại được. Nguyên tắc sống của những kẻ thứ sinh được xây dựng trên nhu cầu của 1 bộ óc không có khả năng tồn tại. Tất cả những gì bắt nguồn từ cái tôi độc lập của con người đều lành mạnh. Tất cả những gì bắt nguồn từ sự lệ thuộc của con người vào người khác đều là xấu xa.

 

thac-nuoc

Người vị kỷ theo nghĩa tuyệt đối không bao giờ bắt người khác hy sinh cho mình. Anh ta sống vượt ra ngoài nhu cầu sử dụng những người khác, dù dưới bất cứ hình thức nào. Anh ta không hoạt động thông qua họ. Trong những lĩnh vực cốt lỗi nhất – tức là trong mục đích, động cơ, tư duy, khát vọng,năng lực – anh ta không quan tâm tới người khác. Anh ta không sống vì bất cứ ai– và anh ta không yêu cầu ai phải sống vì anh ta. Đây là hình thức duy nhất để tình bằng hữu và sự tôn trọng lẫn nhau giữa người với người có thể tồn tại.

Năng lực của mỗi người có thể khác nhau, nhưng nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên: mức độ độc lập, chủ động, và tình yêu công việc của mỗi người là yếu tố quyết định tài năng của anh ta với tư cách là 1 người lao động và quyết định giá trị của anh ta với tư cách 1 con người. Sự độc lập là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá phẩm chất và giá trị của loài người. Anh ta là ai và anh tự tạo ra cái gì; chứ không phải anh ta đã làm được hoặc không làm được gì cho người khác. Không có gì có thể thay thế được phẩm giá cá nhân. Và không có tiêu chuẩn nào khác cho phẩm giá cá nhân ngoài tính độc lập.

Tất cả những quan hệ hợp lý đều không có chuyện người này phải hy sinh vì người khác. 1 kiến trúc sư cần có khách hàng, nhưng anh ta không đặt lao động của anh ta xuống dưới nhu cầu của khách hàng. Khách hàng cần kiến trúc sư, nhưng họ cũng không ký hợp đồng xây nhà chỉ vì họ muốn cho anh ta tiền công xây dựng. Loài người trao đổi sản phẩm lao động với nhau thông qua sự đồng thuận tự nguyện vì lợi ích của cả 2 bên, khi lợi ích cá nhân của cả 2 bên cùng được thoả mãn và họ cùng mong muốn có trao đổi đó. Nếu họ không muốn có trao đổi đó, họ không bắt buộc phải làm việc với nhau. Họ có thể tìm kiếm người khác. Đây là mối quan hệ bình đẳng duy nhất có thể có ở loài người. Bất cứ những dạng quan hệ nào khác đều chỉ là quan hệ giữa chủ và tớ, hoặc giữa nạn nhân và đao phủ.

Chưa từng có công trình nào được hoàn thành nhờ tập thể, nhờ quyết định của đa số. tất cả những thành tựu trong công việc sáng tạo đều được thực hiện dưới sự chỉ đạo của 1 suy nghĩ cá nhân đơn nhất. 1 kiến trúc sư cần rất nhiều người để xây nên 1toà nhà. Nhưng anh ta không yêu cầu họ biểu quyết về bản thiết kế của mình. Họ làm việc cùng nhau thông qua thoả thuận tự do và mỗi người trong họ đều tự do hoạt động trong bổn phận hợp lý của mình. 1 kiến trúc sư sử dụng thép, kính, bê tông, do những người khác sản xuất ra. Nhưng nguyên liệu vẫn chỉ là thép, kính và bê tông cho đến khi người kiến trúc sư chạm vào chúng. Những gì anh ta làm với chúng là sản phẩm và tài sản của riêng anh. Đây là hình thức hợp tác hợp lý duy nhất giữa người với người.

 

doc-sach-tren-may

Quyền đầu tiên của con người trên trái đất này là quyền có cái tôi. Bổn phận đầu tiên của 1 con người là bổn phận với chính mình. Nguyên tắc đạo đức của anh ta là không bao giờ để người khác quyết định mục đích sống của anh ta. Bổn phận đạo đức của anh ta là phải làm những gì anh ta khao khát, miễn là khao khát đó không do người khác quyết định. Bổn phận đạo đức này phải chi phối sự sáng tạo, tư duy và lao động của anh ta. Những kể ăn cướp,những kẻ theo chủ nghĩa vị nhân sinh, hay những kẻ độc tài dĩ nhiên không sống theo bổn phận này.

1 con người luôn nghĩ và làm việc 1 mình. 1 con người không thể ăn cắp, lợi dụng hay cai trị 1 mình. Ăn cắp, lợi dụng hay cai trị luôn đòi hỏi phải có nạn nhân. Chúng bao hàm sự lệ thuộc. Chúng là lãnh địa của những kẻ sống thứ sinh.

Những người cai trị người khác không phải là những người vị kỷ. Họ chẳng tạo ra cái gì cả.Họ tồn tại hoàn toàn thông qua những người khác. Mục đích của họ nằm trong đối tượng mà họ cai trị, trong hành vị nô dịch hoá người khác. Họ cũng lệ thuộc chẳng kém gì những người ăn xin, những người làm công tác xã hội và lũ kẻ cướp. Ở đây, hình thức lệ thuộc không quan trọng.

Nhưng loài người đã được dạy dỗ để coi những người sống thứ sinh – những tên bạo chúa, những ông hoàng, những kẻ độc tài – như những ví dụ tiêu biểu của lòng vị kỷ. Qua sự đánh tráo khái niệm này, loài người bị lừa vào chỗ huỷ diệt cái tôi của bản thân họ và của những người khác. Mục đích của sự lừa đảo này là để huỷ hoại những người sáng tạo. Hoặc để kìm kẹp họ. 2 điều này thực sự là 1.

Từ lúc bắt đầu của lịch sự loài người, 2 đối thủ đã luôn đứng đối mặt nhau: người sáng tạo và người sống thứ sinh. Khi người sáng tạo đầu tiên tạo ra cái bánh xe, kẻ sống thứ sinh lập tức đáp lại. Anh ta tạo ra chủ nghĩa vị nhân sinh.

Người sáng tạo – mặc dù bị chối bỏ, thù nghịch, ngược đãi và bóc lột –vẫn đi tiếp về phía trước và kéo cả loài người đi theo bằng sức của mình. Nhưng kẻ sống thứ sinh không đóng góp gì vào quá trình này ngoài việc gây ra những trở ngại. Trận đấu bây giờ được khoác 1 cái tên mới: cá nhân chống lại tập thể.

chang-trai-an-do

Lợi ích chung của tập thể đã được chọn làm quyền và lý do để bào chữa cho tất cả chế độ chuyên chế bạo ngược đã từng có trong lịch sử loài người. Cái tập thể đó có thể là 1sắc tộc, 1 giai cấp, hay 1 quốc gia. Tất cả những cơn ác mộng trong lịch sử đều được thực hiện với động cơ trá hình là chủ nghĩa vị nhân sinh. Đã từng có hành vi ích kỷ nào có sức phá hoại ngang với những thảm hoạ chết chóc do những người đi theo chủ nghĩa vị nhân sinh gây ra? Lỗi nằm ở chỗ loài người không có đạo đức hay ở chỗ nguyên tắc đạo đức của loài người đã sai từ trong bản chất? Những tên đao phủ khủng khiếp nhất lại thường là những người nhiệt tình nhất. Họ nhiệt tình tin rằng có thể đạt được 1 xã hội hoàn hảo nhờ máy chém và đội hành quyết.Không ai nghi ngờ quyền giết người của họ bởi vì họ giết người với động cơ vị nhân sinh. Người ta chấp nhận việc ai đó phải bị hy sinh vì những người khác. Diễn viên có thể thay đổi, nhưng nội dung vở kịch thì vẫn giữa nguyên. 1 người đấu tranh cho nhân quyền luôn khởi đầu bằng những tuyên bố về tình yêu nhân loại và luôn kết thúc bằng 1 biển máu. Điều đó đang diễn ra và sẽ tiếp tục diễn ra chừng nào loài người vẫn còn tin rằng 1 hành vi được coi là đức hạnh nếu nó không xuất phát từ cái tôi. Niềm tin này cho phép những kẻ theo chủ nghĩa vị nhân sinh hành động và ép buộc nạn nhân của họ phải chấp nhận điều đó. Những người lãnh đạo của những phong trào tập thể luôn tuyên bố không cần gì cho bản thân họ. Nhưng hãy quan sát những gì họ đã gây ra.

Điều đức hạnh duy nhất mà con người có thể làm cho nhau là cái thoả thuận duy nhất cho mối quan hệ hợp lý giữa người với người là– Buông nhau ra!

Bây giờ hãy quan sát những thành quả của 1 xã hội xây dựng trên nguyên tắc của chủ nghĩa cá nhân. Đó, đất nước của chúng ta. Đất nước hùng mạnh nhất trong lịch sử loài người. Đất nước của những thành tựu, của sự thịnh vượng và của nền tự do vĩ đại nhất trong lịch sử. Đất nước này không dựa trên sự phục vụ quên mình, sự hy sinh,hay bất cứ lời giáo huấn nào khác về chủ nghĩa vị nhân sinh. Nó được xây dựng dựa trên quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi người. Hạnh phúc của mỗi cá thể chứ không phải của ai khác. 1 động cơ riêng tư, cá nhân và vị kỷ. hãy nhìn vào những kết quả chúng ta có được. hãy nhìn vào lương tâm của chính mình.

Đây là 1 xung đột rất cổ xưa. Loài người đã đến rất gần với sự thật, nhưng mỗi lần họ tiến được đến gần thì sự thật lại bị phá huỷ và các nền văn minh cứ nối tiếp nhau sụp đổ. Văn minh là 1 quá trình tiến đến 1 xã hội tôn trọng sự riêng tư. Người nguyên thuỷ tồn tại hoàn toàn trong cộng đồng chung, bị cai trị bởi luật lệ của bộ tộc anh ta. Văn minh hoá ra là 1 quá trình giải phóng mỗi người khỏi mọi người.

Giờ đây, trong thời đại chúng ta, chủ nghĩa tập thể – nguyên tắc của những kẻ sống thứ sinh và những kẻ ăn bám, con quái vật thời cổ đại, đã sổng chuồng và trở nên điên cuồng hơn bao giờ hết. Nó đã đẩy loài người đến 1 mức độ tăm tối về nhận thức chưa từng có trên trái đất. Nó đã đạt tới sức mạnh kinh khủng mà nó chưa bao giờ đạt được. Nó đã đầu độc bộ óc của tất cả mọi người. Nó đã nuốt chửng hầu hết châu Âu. Và nó đang nhần chìm đất nước của chúng ta xuống vực thẳm.

  • Suối Nguồn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *