SUỐI NGUỒN 1

suoi-nguon

Đối thoại Gail Wynand và Howard Roark

Ghi chú: THỨ SINH: Nguyên văn : They live second – hand.

“vậy anh đã nghĩ về cái gì trong suốt mấy tuần vừa qua?”

“Cái nguyên tắc của ông Trưởng khoa, người đã đuổi tôi khỏi trường Stanton ngày trước.”

“Nguyên tắc gì?”

“Đó là thứ đang huỷ hoại thế giới này. Đó cũng là điều mà ông vừa nói đến. Sự không vị kỷ thực sự.”

“Có phải cái lý tưởng mà người ta cho là không tồn tại?”

“Họ đã nhầm. Lý tưởng đó có tồn tại– mặc dù không theo cách mà họ nghĩ. Đó là điều mà trong suốt 1 thời gian dài tôi không thể hiểu được về con người. họ không có cái tôi. Họ sống trong những người khác. Họ sống cuộc sống thứ sinh. Hãy nhìn vào Peter Keating xem.”

“Anh đi mà nhìn. Tôi ghét bộ dạng của anh ta.”

“Tôi đã nghĩ về keating – về những gì còn lại của anh ta – và nó đã giúp tôi hiểu ra. Anh ta đang phải trả giá và anh ta băn khoăn không hiểu anh ta phải trả giá vì tội lỗi gì; anh ta tự nhủ hẳn là vì anh ta đã sống vì bản thân mình quá nhiều. Nhưng liệu có hành động hoặc suy nghĩ nào của anh ta lại tồn tại cái “bản thân” đó không? Mục đích của anh ta trong cuộc sống là gì? Sự vĩ đại – dưới con mắt của những người khác. Là danh vọng, sự ngưỡng mộ và đố kỵ – tất cả đều đến từ những người khác. Chính những người khác đã khống chế niềm tin của anh ta, 1 niềm tin mà Keating chưa bao giờ có, nhưng anh ta thoả mãn vì mọi người tin rằng anh ta có niềm tin như thế. Những người khác chính là động cơ, là mối quan tâm chính của anh ta. Anh ta không muốn trở thành vĩ đại, mà chỉ muốn được mọi người cho là vĩ đại. Anh ta không muốn tự xây dựng và chỉ muốn được ngưỡng mộ như 1 người xây  dựng. Anh ta ta vay mượn của người này để tạo ấn tượng với người kia. Đó chính là sự không vị kỷ đích thực nhất mà ông vừa nói. Anh ta đã phản bội và từ bỏ chính cái tôi của mình. Và mọi người vẫn gọi anh ta là kẻ ích kỷ.”

con-mat

 

“Đó cũng là cái cách nghĩ của hầu hết mọi người.”

“Vâng! Và đó không phải là nguồn gốc của mọi hành động đê tiện hay sao? Không phải sự ích kỷ, mà chính xác là sự vắng mặt của cái “kỷ” đó. Hãy nhìn vào họ. kẻ luôn lừa dối nhưng vẫn giữ được vẻ bề ngoài đáng kính trọng. Anh ta tự biết rằng mình không trung thực, nhưng người khác lại nghĩ là anh ta trung thực và điều đó đem lại cho anh ta lòng tự trọng – 1 thứ tự trọng thứ sinh. Kẻ luôn nhận những thành tựu không phải của mình. Anh ta biết rằng anh ta chỉ là 1 kẻ tầm thường, nhưng anh ta lại thật vĩ đại trong mặt của mọi người. 1kẻ hèn hạ bày tỏ tình thương đối với những người còn nghèo kém hơn, và bám chặt lấy họ để tự tạo cho mình 1 chỗ đứng cao hơn trong phép so sánh đó. Còn đối với những người mà mục đích duy nhất là kiếm tiền. Nào, tôi không thấy có gì xấu xa trong khát vọng kiếm tiền cả. Nhưng tiền chỉ là 1 phương tiện để đến 1 cái đích. Nếu 1 người cần tiền cho những mục đích riêng của họ – để đầu tư cho công việc, để sáng tạo, để học tập, để đi du lịch, để hưởng thụ cuộc sống giàu có- thì người đó hoàn toàn có đạo đức. Nhưng những người đặt đồng tiền lên trên hết thường đi xa hơn thế nhiều. Cuộc sống xa hoa chỉ là 1 phần thôi. Điều họ muốn là sự phô trương; họ muốn khoe khoang, muốn làm kinh ngạc, muốn giải trí, và muốn tạo ấn tượng cho mọi người. Họ chỉ là những người sống thứ sinh. Hãy nhìn vào cái gọi là những thành tựu văn hoá của chúng ta. 1 diễn giả phun ra những thứ chắp vá, vay mượn và vô nghĩa đối với ông ta-và những người đang nghe ông ta nói cũng chẳng coi những thứ ấy ra gì nhưng họ vẫn ngồi đó chỉ để có thể khoe với bạn bè rằng họ đã dự 1 vài giảng của 1 người nổi tiếng. Tất cả bọn họ đều là những người sống thứ sinh mà thôi.”

“ Nếu tôi là Ellsworth Toohey, tôi sẽ tự nói: Như thế chẳng hoá ra anh đang lập luận chống lại sự ích kỷ à? Chẳng phải là tất cả bọn họ đều ứng xử dựa trên động cơ ích kỷ của họ sao – đó là để được chú ý, được yêu thích và được ngưỡng mộ?”

“ – Bởi những người khác. Và họ làm thế với cái giá là hy sinh sự tự tôn của chính họ. Và hy sinh ở những chỗ quan trọng nhất- ở các giá trị, ở khả năng đánh giá, ở tinh thần và tư duy – họ đều đặt những người khác lên trên bản thân họ, theo đúng cái cách mà sự không ích kỷ đòi hỏi. 1 kẻ thực sự ích kỷ sẽ không bao giờ để sự chấp thuận của người khác ảnh hưởng tới mình.Anh ta không cần điều đó.”

“Tôi nghĩ là Toohey hiểu được điều này. Đó chính là cái cách giúp cho ông ta tuyên truyền được những ý tưởng nhảm nhí của mình. Toàn là yếu kém và hèn nhát. Chạy theo người khác thì quá dễ. Còn đứng độc lập 1 mình lại không dễ chút nào. Anh có thể đóng vai đạo đức giả trước 1 đám khán giả.Nhưng anh không thể tự lừa dối mình được. Cái tôi của anh chính là viên thẩmphán nghiêm khắc nhất. Nhưng họ thì chạy trốn khỏi cái tôi. Họ sống cả 1 đời lúc nào cũng chạy trốn. Họ đóng góp vài nghìn cho quĩ từ thiện và do vậy nghĩ mình cũng cao quý – thực ra việc đó quá dễ so với việc đánh giá lòng tự trọng dựa trên những tiêu chuẩn riêng về những thành tự của cá nhân mình. Người ta có thể đi tìm những vật thế chỗ cho năng lực làm việc – toàn những vật thế chỗ dễ dãi: nào là tình yêu, sự quyến rũ, lòng tốt và công việc từ thiện. Nhưng không có cái gì có thể thực sự thay thế được cho năng lực.”

“Đó chính là điểm nguy hiểm nhất ở những kẻ sống thứ sinh. Họ không quan tâm đến các sự kiện, ý tưởng và công việc. họ chỉ để ý đến mọi người. Họ không hỏi: ‘Cái này có đúng không?’ Mà họ hỏi: ‘cái này có phải là cái mà mọi người cho là đúng không?’

Họ không phán xét, mà chỉ lặp lại.

Không lao động, mà chỉ ra vẻ lao động.

Không sáng tạo, mà chỉ khoe khoang.

Không có khả năng, mà chỉ có quan quan hệ.

Không có phẩm chất, mà chỉ có thế lực.

  • Suối Nguồn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *