Bữa đó, ra vườn với chú Tư ( Cao Lãnh – Đồng Tháp )
Bầu trời nắng vàng chim hót líu lo mà thấy yên bình đến lạ.
Chú đang sơn sửa lại ngôi mả bố mẹ ở sau vườn.
Rồi chú ngồi cầm điếu thuốc lá phì phèo và nghỉ ngơi 1 chút.
-Đây là mả bố, kia là mả mẹ, còn góc nhỏ nhỏ đó là của anh trai. Bọn giặc sao mà giã man thế không biết, bắn viên đạn ngay giữa sọ. Hồi ấy ông ấy mới 20 tuổi. (1 nỗi buồn miên man, với những nếp nhăn ở tuổi 70.)
Tôi 1 người Miền Bắc, đứng trơ trơ mà chẳng biết nói gì.
Qua câu chuyện nhỏ, tôi muốn nói thêm với các bạn trẻ về chiến tranh.
.
Hóa ra bao nhiêu năm sống ở Miền Bắc, EM LỚN LÊN TRONG LÒ CÁCH MẠNG.
Bao nhiêu tư tưởng nào là:
Đánh Mỹ cứu nước.
Giải Phóng Miền Nam.
…
Đã ăn sâu trong đầu óc tôi và biết bao con người khác. Thì ở miền Nam họ lại nghĩ về 1 Miền Bắc.
Bọn giặc theo Tàu.
Miền Nam đang sống tự do và hạnh phúc, tại sao lại qua cướp nước.
Dù hàng ngày, hàng trăm, hàng ngàn loa phát thanh, phát khắp nơi thôn ấp, thì cái tư tưởng ấy vẫn in sâu trong lòng nhiều người dân, những người dân Sài Gòn làm sao quên được HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG của 1 thời huy hoàng đẹp đẽ.
40 năm đã qua đi, cũng thật khó quên đi những nỗi đau của con dân Miền Nam. Làm sao quên được những ngày lao mình ra biển, cái người ta gọi là TÌM SỰ SỐNG TRONG CÕI CHẾT.
Người ta cứ hoài nhắc đến nó, đến những đau thương mất mát, 1 phần vì những tổn thương quá lớn, 1 phần vì nhìn đất nước ì ạch ở hiện tại. Có quá nhiều yếu kém, tham nhũng, đục khoét nên mỗi khi nhìn quê hương lại làm họ đau lòng.
Tôi không phải là người Miền Nam, tuổi đời mới có 24, chưa kinh qua chiến tranh, cũng chẳng biết mất mát đau thương thời chiến là thế nào, nhưng tôi hiểu cái cảm giác đó, đồng cảm phần nào với những mất mát mà người dân Miền Nam phải chịu đựng.
Về phần mình, tôi mong đất nước sẽ có nhiều đổi thay, đổi thay thật sự chứ không chỉ là những khẩu hiệu hô vang. Không còn muốn nghe anh Cộng Sản cứ mãi bài ca ngợi chiến thắng của mình, rồi suốt ngày rêu rao nhà tù và tội ác của Lính Ngụy. Tôi tự hỏi, thế nhà tù của các anh giam giữ Lính Cộng Hòa ở đâu, chẳng lẽ lại không có chăng, sao chẳng thấy bao giờ các anh nhắc đến. Tôi hiểu rằng, mọi cuộc chiến tranh đều tàn ác, là bắn là giết, là sự đối đầu giữa 2 chiến tuyến. Đằng sau nó, là sự chiến đấu giữa 2 lý tưởng.
1 đằng là Xã hội chủ nghĩa.
1 bên là Tư bản.
Nhắc đến nó, sẽ còn quá nhiều điều để nói. Có lẽ người ta sẽ mãi nhắc đến cho đến ngày mà Việt Nam bắt đầu lột xác.
Không còn 1 Việt Nam như Nguyễn Bá Thanh nói: Làm sai cứ rút kinh nghiệm, nên không có cái dây gì dài hơn dây kinh nghiệm á, rút miết mà không bao giờ hết.
Không còn 1 Việt nam mà cô chú Phong Trong (Gia Lai) phải lo lắng cho tương lai của các con, khi ông chúng làm Lính Ngụy nữa.
Không còn 1 Việt Nam với con ông cháu cha, tham nhũng từ trung ương đến địa phương.
Không còn 1 Việt Nam….
Có lẽ ngày ấy còn xa, nhưng gắng mà chờ vậy!