Thật đáng buồn khi nhiều người cứ tìm kiếm sự xấu xa nơi người khác. Họ nhìn người khác bằng cặp mắt giận dữ, sợ hãi, đầy thiển cận. Nếu có người đến trễ trong buổi họp, họ quy kết ngay 1 lý do tiêu cực nào đó và nói: “Thật là thiếu văn hóa.” Nếu có người tính sai trong bản báo cáo chi tiêu, họ liền cằn nhắn: “Gian dối quá sức.” Nếu có người diễn đạt sai 1 vấn đề, họ lầm bẩm: “Đồ lọc lừa.” Nhà lãnh đạo chân chính thì khác. Họ tìm kiếm mặt tốt đẹp nơi con người. Jack Welch, CEO của hãng General Motor, đã nói rất rõ: “Công việc quan trọng nhất của nhà lãnh đạo là phát triển nhân viên, cho họ cơ hội để đạt tới ước mơ của mình.”
Tôi muốn làm rõ điều này. Không phải tôi khuyên các nhà lãnh đạo tránh né thực tế. Hoàn toàn không. Họ vẫn phải ra những quyết định khó chịu khi cần. Tôi từng iều tôi muốn nói ở đây là nhà lãnh đạo giỏi sẽ nhìn bằng đôi mắt bao dung nếu có người đến trễ, họ sẽ tìm hiểu sự thật. Có thể người đó thu xếp công việc chưa xong hoặc có con nhỏ bị bệnh cần đến bác sĩ. 1 lỗi sai trong bản kết toán chi tiêu có thể là do quá trình thực hiện còn nhiều rắc rối hoặc do nhân viên ấy chưa tổ chức công việc hợp lý. Còn chuyện diễn đạt sai về 1 vấn đề có thể do người đó còn non nớt trong lĩnh vực này và đó là cơ hội để phát triển.
Hôm nay, thay vì nhìn thấy mặt tồi tệ của người khác, tôi khuyến khích bạn hãy nhìn vào mặt tốt đẹp nơi họ. Tất nhiên có những người vô ý thức hoặc gian dối hoặc bất cẩn, nhưng theo kinh nghiệm – khi làm việc với rất nhiều người trong nhiều năm – tôi tin rằng đa số đều là người tốt.
Ít ai thức dậy mỗi sáng và tự hỏi: “Tôi sẽ làm gì hôm nay để quậy rối tung 1 ngày của người khác, để phá hủy uy tín của mình hoặc để làm hư công việc.” thế nên đa số sai lầm mà người ta mắc phải thường là do lỗ hổng nhận thức. Đa số đều còn thiếu kiến thức gì đó, vậy nên đừng chĩa mũi dùi vào họ nữa.
Và lợi ích của nó đây: Khi bạn tìm kiếm mặt tốt đẹp nơi người khác, không những họ sẽ muốn thể hiện chúng trọn vẹn hơn nữa, mà bạn sẽ thấy cuộc đời sáng sủa hơn.
-trích – Điều vĩ đại đời thường.